Hướng dẫn sử dụng hóa chất xử lý nước

1. TẠI SAO CẦN XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI?

Nước trong bể bơi nếu không được xử lý đúng cách có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, rêu tảo phát triển, gây hại cho sức khỏe người bơi và làm hỏng hệ thống lọc nước. Việc sử dụng hóa chất xử lý nước bể bơi giúp:

  • Diệt khuẩn, khử trùng và loại bỏ vi sinh vật có hại.

  • Cân bằng độ pH, đảm bảo nước trong, không gây kích ứng da.

  • Ngăn chặn rêu tảo, giữ cho bể luôn sạch sẽ.

  • Kéo dài tuổi thọ hệ thống lọc nước và các thiết bị bể bơi.

2. CÁC LOẠI HÓA CHẤT CƠ BẢN DÙNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC

2.1. Clo (Chlorine) – Chất khử trùng chính

  •  Tác dụng: Diệt khuẩn, khử trùng, ngăn ngừa rêu tảo phát triển.

  • Quy cách: Dạng bột hoặc viên nén, đóng gói 2kg, 25kg, 45kg.

  •  Liều lượng sử dụng: 

            -  Duy trì hàng ngày: 250-300g/100m³ nước.

            -  Xử lý sốc (shock chlorine): 2kg/100m³ nước.              

2.2. Axit Clohydric (HCl 32%) – Giảm độ pH

  • Tác dụng: Cân bằng độ pH khi pH >7.6, làm sạch bề mặt bể.

  • Quy cách: Dạng lỏng, can 20L, 30L.

  • Liều lượng: 1-4L/100m³ nước, tùy theo độ pH thực tế.

 2.3. Nước Javen (Sodium Hypochlorite 30%) – Tăng pH

  • Tác dụng: Khử trùng, tăng độ pH khi pH <7.2.

  • Quy cách: Dạng lỏng, can 20L, 25L.

  • Liều lượng: 1-1.5L/100m³ nước.

2.4. PH- (Sodium Bisulfate) – Giảm pH

  • Tác dụng: Giống với HCl, giúp giảm pH.

  • Quy cách: Dạng bột, bao 25kg.

  • Liều lượng: 1kg/100m³ nước để giảm 0.1 pH.

2.5. PH+ (Soda Ash Light – Na₂CO₃) – Tăng pH

  • Tác dụng: Giống với Javen, giúp tăng pH.

  • Quy cách: Dạng bột, bao 40kg

  • Liều lượng: 0.5kg/100m³ nước để tăng 0.1 pH.

2.6. Đồng nước (CuSO₄) – Ngăn chặn rêu tảo

  • Tác dụng: Ức chế và tiêu diệt rêu tảo.

  • Quy cách: Dạng lỏng, can 20L.

  • Liều lượng: 0.6-0.8L/100m³ nước (1-2 lần/tuần).

2.7. Đồng bột (CuSO₄) – Diệt rêu tảo mạnh

  • Tác dụng: Diệt tận gốc rêu tảo trong nước.

  • Quy cách: Dạng bột, bao 25kg.

  • Liều lượng: 500-1200g/100m³ nước..

2.8. PAC (Poly Aluminium Chloride) – Trợ lắng

  •  Tác dụng: Hỗ trợ lắng cặn, làm trong nước.

  •  Quy cách: Dạng bột, bao 25kg

  • Liều lượng:
    - Duy trì: 400-800g/100m³ nước.
    - Đánh lắng sau khi diệt rêu: 1-1.6kg/100m³ nước.

   Bảng tổng hợp liều lượng hóa chất cần dùng cho bể tiêu chuẩn

STT


 

TÊN HÓA CHẤT

LIỀU LƯỢNG (Gram)

ĐƠN VỊ TÍNH

DUY TRÌ

XỬ LÝ BAN ĐẦU

100m3 nước

1

Clo

250-300

600 - 1.000

2

HCL

1 -  4 lít 

 

3

Nước Javen

1 - 1,5 lít 

 

4

PH+

500

 

5

PH-

1.000

 

6

CuSO4 (dạng nước)

0,6 – 0,8 lít

 

7

CuSO4 (dạng bột)

 

500 - 1200

8

PAC

400 - 800

1.000 - 1.600

 

Lưu ý:

  • Nước Javen và PH có cùng tác dụng là làm tăng độ PH. HCL và PH- có cùng tác dụng là làm giảm độ PH.

  •   Khi sử dụng hóa chất thì tùy theo diện tích bể và chất lượng nước để điều chỉnh lượng hóa chất sao cho phù hợp.

  • Nên cho hóa chất từ từ và theo dõi chất lượng nước để đảm bảo hiệu quả nhất mà không tốn kém hóa chất.

3.CÁC BƯỚC XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI

3.1. Đối với nguồn nước sạch hoặc kiểm tra nước hàng ngày

Bước 1: Kiểm tra độ pH của nước

( Bộ test thử nước )

 ( Bảng màu thể hiện mức độ PH )

  • Lấy mẫu nước vào hai lọ chứa nước.

  • Nhỏ 4 giọt Phenol Red vào lọ màu đỏ, 4 giọt Oto vào lọ màu vàng (theo hướng dẫn sản phẩm)

Lắc đều và so sánh với bảng màu để xác định chỉ số pH:

  • pH = 7: Trung tính.

  • pH > 7: Nước có tính kiềm.

  • pH < 7: Nước có tính axit.

Bước 2:Cân bằng PH

  •    Nếu pH < 7.2, thêm Javel hoặc PH (0.5kg/100m³ nước).

  • Nếu pH > 7.6, thêm HCl hoặc PH- (1kg/100m³ nước).

  • Nếu pH > 7.6, thêm HCl hoặc PH- (1kg/100m³ nước).

Kiểm tra lại nước sau khi điều chỉnh, đảm bảo pH nằm trong khoảng 7.2 – 7.6.

VD: Bể bơi 50m3 nước, độ PH là 7,8

Để giảm PH xuống 7,4 ta có công thức sau

Chỉ số cần giảm = 7,8 – 7,4 = 0, 4 (ppm)

Số lượng hóa chất cần dùng cho 100m3 nước để giảm 0.4 đơn vị đo là 4kg

=>Số lượng hóa chất cần dùng thực tế = 2kg

3.2:Xử lý nước ban đầu (trước khi đưa bể vào hoạt động hoặc hoặt động lại sau thời gian nghỉ dài).

Bước 1: Vệ sinh bể và cấp nước

-  Quét dọn sạch đáy bể trước khi cấp nước.

-  Cấp nước đầy bể bơi và bể cân bằng (nên dùng nước sạch, không nên bơm nước giếng khoan vào dùng cho bể bơi).

Bước 2: Thả hóa chất xử lý rêu tảo

  • Bể có nhiều rêu tảo:
    - Hòa tan 500-1200g đồng bột CuSO₄/100m³ nước vào xô, khuấy đều rồi té lên mặt nước.
    - Bật bơm tuần hoàn để hóa chất lan tỏa đều.

  • Bể ít rêu tảo hoặc duy trì:
    - Sử dụng 1L đồng nước CuSO₄/100m³ nước, té đều lên mặt bể.

Bước 3: Sử dụng trợ lắng PAC

- Sau 6-8h thả CuSO₄, hòa tan 1.5-2kg PAC/100m³ nước vào xô, khuấy đều rồi té lên bề mặt nước.
- Bật bơm tuần hoàn 5-10 phút rồi tắt máy, để nước yên trong 6-8h.

Bước 4: Hút vệ sinh đáy bể

- Sau khi nước lắng, sử dụng bàn hút vệ sinh để làm sạch đáy bể.
- Chế độ bơm: Xả bỏ để loại bỏ cặn bẩn.

Bước 5: Thả Clo duy trì

- Hòa tan 200-300g Clo/100m³ nước vào xô, khuấy đều và té lên mặt bể.
- Bật bơm tuần hoàn để Clo phân tán đều.

Chú ý: Khi trung hòa PH thì cho lượng dần dần tùy theo mức thấp hay cao hơn mức chuẩn để đảm bảo hiệu quả nhất mà không tốn kém hóa chất.

3.3:Xử lý nước duy trì:

Xử lý rêu tảo bằng phương pháp sock it.

- Để đảm bảo cho rêu tảo không phát triển thì hàng tuần phải xử lý bể theo phương pháp khử trùng mạnh bằng Clo.

- Cho Clo vào xô nước với hàm lượng khoảng 600-1000g/100m3 nước và khuấy cho hóa chất tan đều té đều nước clo khắp mặt bể.

- Bật bơm tuần hoàn để Clo phân bố đều.

3.4 Các hiện tượng thường gặp đối với nước bể bơi.

3.4.1. Nước xanh có tảo:

Nguyên nhân

Giải pháp

1.PH quá cao hoặc thấp

1. axit hoá hoặc bazo hóa , cho pH đạt chuẩn từ 7.2 – 7.6.

2. Không đủ chất xử lý

2. Cho shock clo khoảng 10g/m3

3. Không đủ thời gian lọc

3. Bật máy lọc liên tục khi nào nước trong trở lại ( Bật máy 5h rồi cho nghỉ 2h để bảo vệ máy lọc)

4. Lạm dụng tấm phủ

4. Thông hơi tối đa cho bể (tháo tấm phủ ra)

Các đám rong rêu rất dễ bám vào thành bể, đáy bể, bờ tường. Do đó bạn phải thường xuyên làm vệ sinh chúng trong thời gian này.

Chú ý: Thời tiết mưa bão là điều kiện tốt cho rong rêu phát triển 

3.4.2. Nước xanh đậm:

Nguyên nhân

Giải pháp

Nguyên nhân giống như trên nhưng cộng thêm:

- Chủ nhà đi vắng lâu ngày

- Cách xử lý nước không thích hợp

Ngoài biện pháp hút sạch nước trong bể thì có thể sử dụng biện pháp kết tủa: Cho Cuso4 với hàm lượng 6-8g/100m3 kết hợp với trợ lắng và hút vệ sinh đến khi nước bể sạch trở lại.

3.4.3. Nước có màu xanh, nâu, đen, đỏ (trong suốt)

Sự có mặt của chất sắt: đồng, mangan

Giải pháp

 

Nước được đổ đầy vào bể từ giếng hoặc ao hồ

- Khi này nước có quá nhiều tạp chất như sắt làm nước có màu nâu đỏ cần oxi hóa sắt.

- Oxi hóa sắt có thể bằng clo rồi đưa trợ lắng , hút vệ sinh và cấp bù nước khi nào đạt nước chuẩn thì duy trì bình thường.

- Dùng oxy già để khử sắt

3.4.4.  Nước đục

Có nhiều nguyên nhân khiến nước bể bơi bị đục:

  • Chất thải từ người bơi.

  • Sự phát triển của rêu tảo.

  • Độ pH quá cao.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra và điều chỉnh pH về mức 7,2 - 7,6, tổng chất hòa tan 60 - 100 mg/l.

  • Nếu nước có màu xanh đục, có thể do rêu tảo → Tiến hành khử trùng bằng Clo với nồng độ cao.

  • Nếu nước vẫn đục, kiểm tra hệ thống lọc và tăng thời gian lọc nước.

3.4.5  Cặn bám

Cặn bám có thể có màu trắng, xám hoặc nâu, thường do độ kiềm và pH cao.

Cách xử lý:

  • Điều chỉnh pH về 7,2 - 7,6 và độ kiềm tổng 60 - 100 mg/l để tránh cặn lắng.

3.4.6. Vết bẩn

Vết bẩn trong bể thường do gỉ sắt trong nước, khi nước có tính oxi hóa mạnh sẽ khiến oxit kim loại bám vào thành bể gây loang ố.

Cách xử lý:

  • Luôn duy trì chế độ nước chuẩn để ngăn ngừa vết bẩn xuất hiện.

3.4.7. Đau mắt khi bơi

Người bơi bị đỏ mắt, cay mắt thường do:

  • Hàm lượng Clo dư quá cao.

  • Độ pH không ổn định trong khoảng tiêu chuẩn 7,2 - 7,6.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra và điều chỉnh pH.

  • Đảm bảo lượng Clo dư không vượt quá 3 mg/1m³ nước.

3.4.8. Nước đổi màu

Nước bể có thể chuyển thành màu nâu hoặc xanh hỗn hợp.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra và điều chỉnh pH 7,2 - 7,6 (tốt nhất từ 7,4 - 7,6).

  • Tiến hành khử trùng mạnh bằng phương pháp SOCKIT.

Chú ý : khi hướng dẫn chủ đầu tư đưa vào vận hành không nên đưa các loại nước như: nước giếng khoan  có sắt, nước ao hồ.... vì rất khó xử lý và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong bể.

4. ĐƯA BỂ VÀO HOẠT ĐỘNG.

Do nhiều lý do khác nhau, bể bơi có thể phải tạm dừng hoạt động. Khi cần đưa bể trở lại trạng thái sử dụng, thực hiện các bước sau:

  1. Khởi động hệ thống: Bật hệ thống lọc và bơm nước.

  2. Vệ sinh bể:

    • Sử dụng vợt để loại bỏ rác, lá cây, cặn bẩn trong bể.

    • Cọ rửa thành và đáy bể.

    • Bổ sung nước vào bể cho đầy.

  3. Kiểm tra hệ thống:

    • Vận hành bơm và kiểm tra các hệ thống thu nước tràn, thu đáy bể và vòi cấp nước.

    • Nếu hệ thống hoạt động tốt, tiến hành rửa bể và hút sạch cặn bẩn ở đáy.

  4. Thay nước (nếu cần): Xả nước cũ và thay mới theo hướng dẫn vận hành.

  5. Chạy hệ thống lọc:

    • Sau vài giờ lọc, kiểm tra chất lượng nước.

    • Điều chỉnh pH về mức 7,2 - 7,6 và độ kiềm tổng theo tiêu chuẩn.

  6. Xử lý hóa chất:

    • Cho Clo vào bể.

    • Chạy hệ thống lọc trong vài giờ, điều chỉnh lượng Clo dư về mức tiêu chuẩn (1-3 mg/l).

5.ĐÓNG CỬA BỂ BƠI

Khi cần đóng cửa bể bơi trong thời gian dài, thực hiện các bước sau:

  1. Điều chỉnh pH về mức 7,2 - 7,4.

  2. Khử trùng nước:

    • Sử dụng SHOCK IT để tăng lượng Clo nhằm tiêu diệt vi khuẩn, rêu tảo.

    • Chạy hệ thống lọc trong 24 - 48 giờ, đồng thời hút sạch cặn bẩn ở đáy bể.

  3. Hạ thấp mực nước để tránh tác động từ môi trường bên ngoài.

  4. Tắt hệ thống: Ngừng vận hành bơm và bộ lọc nước.

  5. Bảo vệ bể: Đóng kín cửa bể bơi, hạn chế tối đa bụi bẩn, lá cây và các tác nhân bên ngoài xâm nhập.

Tổng kết 

Hãy đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng hóa chất để duy trì chất lượng nước bể bơi trong sạch, an toàn và ổn định. Việc kiểm tra định kỳ và điều chỉnh các chỉ số nước sẽ giúp hạn chế các vấn đề như rêu tảo, nước đục hay kích ứng da.

Nếu cần hỗ trợ, Công ty TNHH Vina Hồng Dương luôn sẵn sàng tư vấn và cung cấp giải pháp xử lý nước hiệu quả nhất!

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 Miền Bắc: Ngọc Đình,Hồng Dương,Thanh Oai, Hà Nội
Tel: 02422.666.777 – 0982.126.365

 Miền Nam: 1426/20 Nguyễn Duy Trinh, Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 0984.997.997 – 0969.635.622

 Miền Trung - Tây Nguyên
Tel: 0386.438.893

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI
Đăng ký ngay hôm nay để nhận được ưu đãi lên đến 30 triệu từ Bể Bơi Việt Hàn!
a116
Lưu ý: (*) là ký tự bắt buộc nhập.

logo
Công ty VINA Hồng Dương với thương hiệu Bể Bơi Việt Hàn - Chuyên xây dựng bể bơi lót bạt, bể bơi di động, bể bơi thông minh, thiết bị bể bơi uy tín tại Việt Nam.

LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH VINA HỒNG DƯƠNG
Miền Bắc: Ngọc Đình,Hồng Dương,Thanh Oai, Hà Nội
Tel: 02422.666.777 – 0982.126.365
Miền Nam: 1426/20 Nguyễn Duy Trinh, Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 0984.997.997 – 0969.635.622
Miền Trung - Tây Nguyên
Tel: 0386.438.893
Email: vinahongduong@gmail.com
Website: vinahongduong.vn | beboiviethan.com

 

zalo

0984.997.997